Giải bài tập

Giải bài 77, 78, 79, 80 trang 89 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 89 bài 7 hình bình hành Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 77: Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?…

Câu 77 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?

Giải:    

                                              

Nối đường chéo AC.

Trong ∆ ABC ta có:

E là trung điểm của AB (gt)

F là trung điểm của BC (gt)

nên EF là đường trung bình của ∆ ABC

⇒ EF // AC và  EF \( = {1 \over 2}\)AC (tính chất đường trung bình tam giác) (1)

Trong ∆ ADC ta có:

H là trung điểm của AD (gt)

G là trung điểm của DC (gt)

nên HG là đường trung bình của ∆ ADC

⇒ HG // AC và HG \( = {1 \over 2}\)AC (tính chất đường trung bình tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EF // HG và EF = HG

Vậy tứ giác EFGH là hình bình hành ( vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

 


Câu 78 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD , AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở E, F. Chứng minh rằng DE = EF = FB.

Giải:        

                                                             

Ta có: AB = CD ( tính chất hình bình hành)

AK \( = {1 \over 2}\)AB (gt)

CI \( = {1 \over 2}\)CD (gt)

Suy ra: AK = CI (1)

Mặt khác: AB // CD (gt)

⇒ AK // CI (2)

Từ (1) và (2) suy ra tứ giác AKCI là hình bình hành ( vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

⇒ AI // CK

Trong ∆ ABE ta có:

K là trung điểm của AB (gt)

AI // CK hay KF // AE nên BF // EF ( tính chất đường trung bình tam giác)

Trong ∆ DCF ta có:

I là trung điểm của DC (gt)

AI // CK hay IE // CF nên DE = EF (tính chất đường trung bình tam giác)

Suy ra: DE = EF = FB

 


Câu 79 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Tính các góc của hình bình hành ABCD, biết:

a. \(\widehat A = {110^0}\)

b. \(\widehat A – \widehat B = {20^0}\)

Giải:

                        

a. Tứ giác ABCD là hình bình hành.

\( \Rightarrow \widehat C = \widehat A = {110^0}\) (tính chất hình bình hành)

\(\widehat A + \widehat B = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía bù nhau)

\( \Rightarrow \widehat B = {180^0} – \widehat A = {180^0} – {110^0} = {70^0}\)

\(\widehat D = \widehat B = {70^0}\) (tính chất hình bình hành)

b. Tứ giác ABCD là hình bình hành

\( \Rightarrow \widehat A = \widehat B = {180^0}\) (2 góc trong cùng phía bù nhau)

\(\widehat A – \widehat B = {20^0}\) (gt)

Suy ra: \(2\widehat A = {200^0} \Rightarrow \widehat A = {100^0}\)

            \(\widehat C = \widehat A = {100^0}\) ( tính chất hình bình hành)

            \(\widehat B = \widehat A – {20^0} = {100^0} – {20^0} = {80^0}\)

            \(\widehat D = \widehat B = {80^0}\) (tính chất hình bình hành)

 


Câu 80 trang 89 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Trong các tứ giác trên hình 9, tứ giác nào là hình bình hành ?

                                                                         

Giải:

Tứ giác ABCD là hình bình hành vì AB // BC và AD = BC

Tứ giác IKMN là hình bình hành vì có

\(\widehat I = \widehat M = {70^0},\widehat K = \widehat N = {110^0}\).

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button