Giáo dục

Bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 1: Tác giả chi tiết nhất.

Đề bài:

Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.

Trả lời bài 2 trang 29 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 1: Tác giả lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 29 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh: Dù không phải là sự nghiệp chính nhưng Bác đã để lại di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.

a, Văn chính luận:

– Những thập niên đầu thế kỉ XX: những bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, tiêu biểu nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).

– Ngày 02/ 09/ 1945: Bản tuyên ngôn độc lập – áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.

– Những văn kiện viết vào giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc với văn phong vừa hào sảng, vừa thiết tha: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1946).

b, Truyện và ký

– Thời gian Bác hoạt động ở Pháp

+ Văn tự: viết bằng tiếng Pháp.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Pa – ri, lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành…

– Thời gian hoạt động cách mạng sau này: Nhật ký chìm tàu năm 1931, Vừa đi đường về kể chuyện (1963)…

c, Thơ ca

– Tập thơ Nhật ký trong tù

+ Hoàn cảnh sáng tác: mùa thu năm 1942 – mùa thu năm 1943 khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm.

+ Tập thơ ghi chép lại tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đồng thời cũng phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.

– Trùm thơ Người làm ở Việt Bắc: từ năm 1941 đến 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Những bài thơ tuyên truyền cách mạng như dân cày, bài ca sợi chỉ,…

+ Những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển và mang tính hiện đại: Pác Pó hùng vĩ, Nguyên tiêu, Cảnh khuya,…

Cách trả lời 2

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

* Văn chính luận:

– Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…

– Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm

– Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

– Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước

– Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng

– Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…

* Thơ ca

– Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng

– Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

Cách trả lời 3

a. Văn chính luận

– Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.

– Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

b. Truyện và kí

– Mục đích: Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.

– Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

c. Thơ ca

– Mục đích: đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.

– Tác phẩm tiêu biểu: Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Cách trả lời 4

a. Văn chính luận

–   Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).

–   Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).

–   Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.

–   Đặc điểm nghệ thuật: đa dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo…

b. Truyện và kí

–   Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước…

–   Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.

– Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

c. Thơ ca

–  Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” (Nhà văn Viên Ưng – Trung Quốc).

+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.

–  Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích…).

–  Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trận), Cảnh khuya…

Tham khảo: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 29 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 1: Tác giả.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 1: Tác giả

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button