Giải bài tập

Giải bài 61, 62, 63, 64 trang 62 SGK toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 62 Ôn tập chương II- Phân thức đại số sgk toán 8 tập 1. Câu 61: Tìm điều kiện của x để giá trị của biểu thức…

Bài 61 trang 62 sgk toán 8 tập 1

Tìm điều kiện của x để giá trị của biểu thức \(\left( {{{5x + 2} \over {{x^2} – 10x}} + {{5x – 2} \over {{x^2} + 10x}}} \right).{{{x^2} – 100} \over {{x^2} + 4}}\) được xác định. Tính giá trị của biểu thức tại x = 20 040.

Hướng dẫn làm bài:

\({x^2} – 10x = x\left( {x – 10} \right) \ne 0\) khi \(x \ne 0; x – 10 \ne 0\)

Hay \(x \ne 0; x \ne 10\)

\({x^2} + 10x = x\left( {x + 10} \right) \ne 0\) khi \(x \ne 0; x + 10 \ne 0\)

Hay \(x \ne 0; x \ne  – 10\)

 \({x^2} + 4 \ge 4\)

Vậy điều kiện của biến x để biểu thức đã cho được xác định là

 \(x \ne  – 10,x \ne 0,x \ne 10\)

Để việc tính giá trị của biểu thức được đơn giản hơn ta rút gọn biểu thức trước :

\(\left( {{{5x + 2} \over {{x^2} – 10x}} + {{5x – 2} \over {{x^2} + 10x}}} \right).{{{x^2} – 100} \over {{x^2} + 4}}\)

= \(\left[ {{{5x + 2} \over {x\left( {x – 10} \right)}} + {{5x – 2} \over {x\left( {x + 10} \right)}}} \right].{{{x^2} – 100} \over {{x^2} + 4}}\) 

=\({{\left( {5x + 2} \right)\left( {x + 10} \right) + \left( {5x – 2} \right)\left( {x – 10} \right)} \over {x\left( {x – 10} \right)\left( {x + 10} \right)}}.{{\left( {x – 10} \right)\left( {x + 10} \right)} \over {{x^2} + 4}}\)

=\({{5{x^2} + 52x + 20 + 5{x^2} – 52x + 20} \over {x\left( {{x^2} + 4} \right)}} = {{10{x^2} + 40} \over {x\left( {{x^2} + 4} \right)}}\)

= \({{10\left( {{x^2} + 4} \right)} \over {x\left( {{x^2} + 4} \right)}} = {{10} \over x}\)

\(x = 20040\) thỏa mãn điều kiện của biến.

Vậy với x = 20040 biểu thức có giá trị là \({{10} \over {20040}} = {1 \over {2004}}\)


Bài 62 trang 62 sgk toán 8 tập 1

Tìm giá trị của x để giá trị của phân thức \({{{x^2} – 10x + 25} \over {{x^2} – 5x}}\) bằng 0.

Hướng dẫn làm bài:

Điều kiện cuả biến:

\({x^2} – 5x = x\left( {x – 5} \right) \ne 0; x – 5 \ne 0\) hay \(x \ne 0; x \ne 5\)

Do đó điều kiện của biến là \(x \ne 0; x \ne 5\)

Rút gọn phân thức:

\({{{x^2} – 10x + 25} \over {{x^2} – 5x}} = {{{{\left( {x – 5} \right)}^2}} \over {x\left( {x – 5} \right)}} = {{x – 5} \over x}\) 

Phân thức có giá trị bằng 0 khi \({{x – 5} \over x} = 0\)

Hay \(x – 5 = 0và x \ne 0\)  hay x = 5

Nhưng x = 5 không thỏa mãn điều kiện của biến. Vậy không có giá trị nào của x để giá trị của phân thức thức 0.


Bài 64 trang 62 sgk toán 8 tập 1

Tìm giá trị của phân thức trong bài tập 62 tại x = 1,12 và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ ba.

Hướng dẫn làm bài:

Điều kiện của biến\(x \ne 0,x \ne  – 5\) .

Ta có \({{{x^2} – 10x + 25} \over {{x^2} – 5x}} = {{x – 5} \over x}\)

Vì \(x = 1,12\) thỏa mãn điều kiện của biến nên khi đó giá trị của phân thức đã cho bằng :

\({{1,12 – 5} \over {1,12}} = {{ – 3,88} \over {1,12}} \approx 3,464285 \ldots \) 

Kết quả chính xác đến 0,001 là \( \approx  – 3,464\)


Bài 63 trang 62 sgk toán 8 tập 1

Viết mỗi phân thức sau dưới dạng tổng của một đa thức và một phân thức với tử thức là một hằng số, rồi tìm các giá trị nguyên của x để giá trị của phân thức cũng là số nguyên:

a) \({{3{x^2} – 4x – 17} \over {x + 2}}\) ;                                                    

b) \({{{x^2} – x + 2} \over {x – 3}}\)

Hướng dẫn làm bài:

a)Ta có:

\({{3{x^2} – 4x – 17} \over {x + 2}} = 3x – 10 + {3 \over {x + 2}}\) 

Để phân thức là số nguyên thì \({3 \over {x + 2}}\) phải là số nguyên (với giá trị nguyên của x).

\({3 \over {x + 2}}\) nguyên thì x +2 phải là ước của 3.

Các ước của 3 là  \( \pm 1, \pm 3\) . Do đó

\(x + 2 =  \pm 1 =  > x =  – 1,x =  – 3\) 

\(x + 2 =  \pm 3 =  > x = 1,x =  – 5\) 

Vậy \(x =  – 5; – 3; – 1;1.\)

Cách khác:

\({{3{x^2} – 4x – 17} \over {x + 2}} = {{\left( {3{x^2} + 6x} \right) – \left( {10x + 20} \right) + 3} \over {x + 2}}\) 

=\({{3x\left( {x + 2} \right) – 10\left( {x + 2} \right) + 3} \over {x + 2}}\)

=\(3x – 10 + {3 \over {x + 2}}\)

Rồi tiếp tục như trên ta được kết quả.

b)Ta có:\({{{x^2} – x + 2} \over {x – 3}} = x + 2 + {8 \over {x – 3}}$\)

Để  \({{{x^2} – x + 2} \over {x – 3}}\) là nguyên thì \({8 \over {x – 3}}\) phải nguyên. Suy ra x – 3 là ước của 8.

Các ước của 8 là \( \pm 1, \pm 2, \pm 4, \pm 8\)

Do đó \(x – 3 =  \pm 1 =  > x = 4;2\)

\(x – 3 =  \pm 2 =  > x = 5;1\)

\(x – 3 =  \pm 4 =  > x = 7; – 1\)

Vậy \(x =  – 5; – 1;1;2;4;5;7;11\).

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button