Giải bài tập

Giải bài 1.7, 1.8, 1.9, 1.10, 1.11 trang 13 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

Giải bài tập trang 13 Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1.9. Em hãy tìm cách “nối” các số ở những chiếc lá trong Hình 1.9 bằng dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc để được một biểu thức có giá trị đúng bằng số ở bông hoa.

Bài 1.7 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính:

a)\(\frac{{ – 6}}{{18}} + \frac{{18}}{{27}}\);

b)\(2,5 – ( – \frac{6}{9})\);

c) \(- 0,32.( – 0,875)\);

d)\(( – 5).2\frac{1}{5}\)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}a)\frac{{ – 6}}{{18}} + \frac{{18}}{{27}}\\ = \frac{{ – 1}}{3} + \frac{2}{3}\\ = \frac{1}{3}\\b)2,5 – ( – \frac{6}{9})\\ = \frac{{25}}{{10}} + \frac{6}{9}\\ = \frac{5}{2} + \frac{2}{3}\\ = \frac{{15}}{6} + \frac{4}{6}\\ = \frac{{19}}{6}\\c) – 0,32.( – 0,875)\\ = \frac{{ – 32}}{{100}}.( – \frac{{875}}{{1000}})\\ = \frac{{ – 8}}{{25}}.(\frac{{ – 7}}{8})\\ = \frac{8}{{25}}.\frac{7}{8}\\ = \frac{7}{{25}}\\d)( – 5):2\frac{1}{5}\\ = ( – 5):\frac{{11}}{5}\\ = ( – 5).\frac{5}{{11}}\\ = \frac{{ – 25}}{{11}}\end{array}\)

Bài 1.8 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính giá trị của các biểu thức sau:

\(\begin{array}{l}a)(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\b)(7 – \frac{1}{2} – \frac{3}{4}):(5 – \frac{1}{4} – \frac{5}{8})\end{array}\)

Lời giải:

a) Cách 1:

\(\begin{array}{l}(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\ = (8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + \frac{4}{{10}}) – (\frac{{10}}{3} – 2)\\ = 8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5} – 5 – \frac{2}{5} – \frac{{10}}{3} + 2\\ = (8 – 5 + 2) + (\frac{7}{3} – \frac{{10}}{3}) – (\frac{3}{5} + \frac{2}{5})\\ = 5 + \frac{{ – 3}}{3} – \frac{5}{5}\\ = 5 + ( – 1) – 1\\ = 3\end{array}\)

Cách 2:

\(\begin{array}{l}(8 + 2\frac{1}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + 0,4) – (3\frac{1}{3} – 2)\\ = (8 + \frac{7}{3} – \frac{3}{5}) – (5 + \frac{4}{{10}}) – (\frac{{10}}{3} – 2)\\ = (\frac{{120}}{{15}} + \frac{{35}}{{15}} – \frac{9}{{15}}) – (\frac{{25}}{5} + \frac{2}{5}) – (\frac{{10}}{3} – \frac{6}{3})\\ = \frac{{146}}{{15}} – \frac{{27}}{5} – \frac{4}{3}\\ = \frac{{146}}{{15}} – \frac{{81}}{{15}} – \frac{{20}}{{15}}\\ = \frac{{45}}{{15}}\\ = 3\end{array}\)

b)

\(\begin{array}{l}(7 – \frac{1}{2} – \frac{3}{4}):(5 – \frac{1}{4} – \frac{5}{8})\\ = (\frac{{28}}{4} – \frac{2}{4} – \frac{3}{4}):(\frac{{40}}{8} – \frac{2}{8} – \frac{5}{8})\\ = \frac{{23}}{4}:\frac{{33}}{8}\\ = \frac{{23}}{4}.\frac{8}{{33}}\\ = \frac{{46}}{{33}}\end{array}\)

Bài 1.9 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Em hãy tìm cách “nối” các số ở những chiếc lá trong Hình 1.9 bằng dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và dấu ngoặc để được một biểu thức có giá trị đúng bằng số ở bông hoa.

Lời giải:

Ta có thể thực hiện bằng một trong cách cách sau:

Cách 1: – 105 = (– 25) . 4 + [10 : (– 2)]

 

Cách 2: – 105 = (– 2) . 10 . 4 + (– 25)

Cách 3: – 105 = (– 25) + 4 . (– 2) . 10.

Lưu ý: Ta có thể đổi chỗ các thừa số trong các tích (– 25) . 4 và (– 2) . 10 . 4 hoặc đổi chỗ các số hạng trong các tổng ở trên để được một cách viết khác.

Bài 1.10 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính một cách hợp lí.

\(0,65.78 + 2\dfrac{1}{5}.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020.\)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}0,65.78 + 2\dfrac{1}{5}.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020\\ = 0,65.78 + 2,2.2020 + 0,35.78 – 2,2.2020\\ = (0,65.78 + 0,35.78) + (2,2.2020 – 2,2.2020)\\ = 78.(0,65 + 0,35) + 0\\ = 78.1\\ = 78\end{array}\)

Bài 1.11 trang 13 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Ngăn đựng sách của một giá sách trong thư viện dài 120 cm (xem hình bên). Người ta dự định xếp các cuốn sách dày khoảng 2,4 cm vào ngăn này. Hỏi ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất bao nhiêu cuốn sách như vậy?

Lời giải: 

Ngăn sách có thể để được nhiều nhất số cuốn sách là: 120 : 2,4 = 50 (cuốn). 

Vậy ngăn sách đó có thể để được nhiều nhất 50 cuốn sách.

                                                      Đáp số: 50 cuốn

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button